Bàn về nhân vật Lưu Kỷ

image002.jpg

Đặng Thanh Bình

Trong bài Bàn về nhân vật Tông Đản tôi có đưa ra lập luận rằng qua những ghi chép của sách sử phương bắc, chúng ta thấy 2 việc:

thứ nhất trong sự hiểu biết của các sử gia nhà Tống không tồn tại vị tướng lĩnh có danh xưng Tông Đản và

thứ hai người chủ mưu cũng đồng thời là người thống lĩnh các tù trưởng vùng biên giới Tống Việt tấn công thành Ung Châu là Lưu Kỷ (người được nhà Tống đánh giá có thế lực không thua kém vua Lý).

Trong khi đó các cuốn sách sử phương nam chép rất hạn chế về các tướng lĩnh tham gia cuộc chiến Tống Việt, chỉ những tướng lĩnh cấp cao mới được chép đến, trong đó có nhân vật Tông Đản, người mà như sách sử ghi chép thì giữ vai trò của Lưu Kỷ trong cuộc chiến Tống Việt(thế nhưng Tông Đản chỉ xuất hiện 1 lần duy nhất, mà trước và sau cuộc chiến không hề thấy chép hành trạng của nhân vật này) đồng thời trong sự hiểu biết của các sử gia phương nam không tồn tại nhân vật Lưu Kỷ. Từ đó tôi đặt giả thuyết: Lưu Kỷ trong sử Tống là Tông Đản trong sử Việt.

Giả thuyết này được củng cố thêm bởi qua bản tấu của vua Lý gửi Tống triều vào đầu năm 1075 có nhắc đến trường hợp của tù trưởng Ma Thái Dật người Định Biên đất Lý khi dời sang châu Ân Tình đất Tống đổi tên thành Nùng Thiện Mỹ và rất nhiều trường hợp các nhân vật được gọi bởi những danh xưng khác nhau trong sử Việt và sử Tống.

Sách của Giáo sư Hoàng Xuân Hãn viết:

“Vua[Tống] viết thư hỏi ý-kiến Triệu Tiết: “Giao-chỉ nghịch thuận thế nào ? Chúng sắp vào cống. Thế nào chúng cũng yêu cầu dân miền đã nhượng cho ta. Ta nên trả lời chóng hay chầy, cho chúng nhiều hay ít ?”. Tiết tra lời rất tường-tận. Lời bàn như sau: “Lúc chống quân ta ở sông Phú-lương, Giao-chỉ đã đem tất cả các tướng giỏi tụ-tập lại đó. Thế mà cũng đến nỗi thế cùng, lực quệ, rồi phải xin hàng. Nay việc binh vừa xong. Nên để binh dừng, dân nghỉ. Nhưng tụi thủ-lĩnh các khê-động thuộc Khâm, Liêm muốn dựa vào biên-hấn để kiếm-lợi. Chúng trương-hoành thanh-thế giặc, để làm náo-động biên-tình. Những kẻ nhẹ dạ hay nghe và thích kiếm chuyện, lại đồng-thanh phụ-họa, gây lo cho phương nam”. Tôi xét thế Giao-chỉ, thấy chúng chưa giám động. Ấy vì có ba lẽ: “1/ Trước đây, Giao-chỉ lấy tụi Lưu Kỷ làm mưu-chủ. Nay tụi ấy đã được ta bổ làm công-chức. Các thuế mỏ vàng mỏ bạc ở Quảng-nguyên, Tư-lang, nay đều về ta. Các khê-động mới theo ta, nay đều tự-chủ và lập đảng riêng-biệt; Giao-chỉ khó lòng mà họp lại được. Huống chi dân miền biên-thùy chống lại chúng, không chịu để chúng hiếp-dỗ. Ta đã lấy được phủ ở phía ngoài đất chúng, như là đã cắt cánh tay phải của chúng. Trong vài năm nữa, thế chúng vẫn còn chết. Càn-đức nhỏ-dại, chính-sự phần lớn ở môn-nhân mà ra. Chúng nó còn phải gầm-ghè nhau để tự-bảo, không rỗi tay để cướp ta. Đó là lẽ thứ nhất, mà chúng chưa giám động. 2/ Từ kinh-thành Giao-chỉ đến biên-trại cũ, đường đi mất hơn mười ngày. Từ trước, giặc tới đó chưa từng có đủ lương ăn. Chúng chỉ nhờ tụi Lưu Kỷ góp-nhặt cấp cho, mà cũng không đủ ăn nửa tháng. Hết rồi thì chúng cướp-đoạt của dân. Cho nên dân rất oán-thù. Trước đây, tụi Kỷ liên-lạc với các khê-động ở đất ta và nhờ dẫn đường, nên chúng giám vào cướp. Nay phên-giậu đều hết sạch. Chúng biết nương-tựa vào đâu mà dám dòm-ngó biên-thùy ?Từ khi chúng làm phản đến nay, dân bỏ cày đã hai năm. Dân ta cũng bỏ cày cấy. Lại thêm bị điều-động, bị tật-dịch. Số chết nhiều không kể xiết. Ví như chúng có ý ngông-cuồng tranh cương-thổ ta, thì vừa qua khỏi trường-giang, đã dậm lên đất ta. Chúng lấy ai dẫn đường ? Lấy lương đâu ăn ? Quân giặc có bao nhiêu để tự-vệ ? Phải chia quân ra thủy lục, thì quân chắc ít, khí chắc hết. Đó là lẽ thứ hai, mà chúng chưa giám động. 3/ Giao-chỉ thu thuế nặng. Những nhà hạng vừa và hạng dưới mà mỗi năm phải nộp đến trăm quan. Bốn phần mười thuế ấy nộp nhà chúa; còn dư, các thủ-lĩnh lấy. Thuế nặng đến nỗi dân phải xiết cả tài-sản, vợ con, mà bù không đủ số thiếu. Biên-dân rất oán-giận. Vừa rồi, quan-quân đến đánh. Muốn tỏ lòng thương những dân-chúng tới hàng, ta đã treo các sắc-bảng hứa tha cho chúng năm năm thuế. Lòng chúng đều vui qui-thuận. Giá-sử Giao-chỉ trở lại hiếp dỗ chúng, thì có ai theo ? Đó là lẽ thứ ba, mà chúng chưa giám động”.

* Triệu Tiết là phó tướng theo Quách Quì tấn công Đại Việt, trong lời tấu của Tiết có 2 ý: một là các tướng giỏi củaĐại Việt đềuđã tham gia chống Tống, vậy thì Tông Đản cầm bao nhiêu quân vàđóngở đất nào ? hai là Lưu Kỷ thủ lĩnh châu Quảng Nguyên không những là người chủ mưu việc cướp Ung Châu, người thống lĩnh các tù hào vùng biên giới tấn công thành Ung Châu mà còn là người gom nhặt lương thảo cho quân Lý.

* Trong bài Bàn về nhân vật Tông Đản tôi có đề cập đến giả thuyết của tác giả Đinh Ngọc Thu trong bài viết Vì sao Lý Thường Kiệt trở thành hoạn quan đượcđăng trên trang Web Câu lạc bộ Hùng Sử Việt[Hùng Sử Việt gồm những tác giả viết về sử Việt thông qua các nguồn tài liệu dân gian mà chủ yếu là: truyền thuyết và câu đối] có viết: “17-10-2008. Đinh Ngọc Thu”.

Bộ Nam Quốc Sơn Hà của tác giả Yên Tử cư sĩ Trần Đại Sỹ viết:

“Riêng Long-thành ẩn sĩ Tôn Đản và công chúa Ngô Cẩm-Thi thì lên kiệu, do hơn nghìn đệ tử của ông bà đón thẳng về trại hoa ở bờ hồ Tây (…) Trẫm đã ban chỉ truy phong cho lão sư Ngô-Quảng-Thiên làm Kiểm hiệu thái sư, đới thị-trung, tước Trung-nghĩa đại vương. Lại truy phong cho Quốc-công Tôn Trung-Luận làm Tư-không Trấn-Nam quận vương. Còn phụ thân của Ỷ-Lan thần phi được phong Dương-quang hầu, phu nhân được phong Nhất phẩm đoan nghi phu nhân[Chương 29. Di chúc giữ nước]Trong suốt cuộc đời, chưa bao giờ Tôn Đản nhận một chức, một tước, lĩnh một đấu gạo, một đồng tiền của Lý triều. Thế nhưng trong khi đối đáp với đệ tử, con cháu vì công vụ, ông luôn trịnh trọng gọi họ bằng chức tước [Chương 33. Hùng-khí lưu thiên cổ]Tám nàng Phương là học trò của Lý Thường-Kiệt. Mà Tôn Đản là sư thúc của ông, nên tám nàng Phương gọi ông là thái sư-thúc [Chương 34. Châu chấu đá xe]Toàn bộ gồm 5 quyển, gần 2500 trang, lần đầu do viện Pháp-Á xuất bản, nhà Đại-Nam Hoa-kỳ ấn hành. Bốn chữ Nam-quốc sơn hà, tôi lấy trong bài thơ đánh Tống của ngài Thái-úy Lý Thường Kiệt (…)Viết tại Pontault Combault, Pháp-quốc,mùa hè, tháng sáu, năm Ất-hợi (1995)[Dẫn nhập]”

* Không khó để nhận ra những tài liệu mà tác giả Đinh Ngọc Thu dẫn trong bài Vì sao Lý Thường Kiệt trở thành hoạn quan là lấy từ Bộ sách tiểu thuyết lịch sử Nam quốc sơn hà của tác giả Yên Tử cư sĩ Trần Đại Sỹ. Tuy nhiên, điểm thú vị nhất nằm ở chỗ.

Bộ Nam Quốc Sơn Hà viết:

“Trong bộ Tống-triều công thần bi ký, bản văn trên mộ chí Tô Tá chép rằng: “Vợ của Tôn Đản, nguyên-soái Giao-chỉ tên Ngô Cẩm-Thi ra lệnh cho Hoàng Kim-Mãn tàn sát dân Vĩnh-bình đến mấy vạn người. Bao nhiêu của cải, gia súc cướp sạch mang về”. Bộ Quách-thị Nam-chinh viết: “Vợ Tôn Đản tên Ngô Cẩm-Thi, cháu năm đời Ngô Quyền, là người tài kiêm văn võ, nên cũng tham dự việc quân. Ngô-thị ra lệnh cho Hoàng Kim-Mãn rằng: Nếu chiếm được Vĩnh-bình thì muốn chém giết, tha hồ chém giết; đàn bà thì cho bắt về làm tỳ nữ. Của cải, thú vật thì được chở tận số về làm của riêng”. Bộ Triệu-thị chinh tiễu Giao-chỉ ký viết hơi khác: “Tuy Tôn Đản với vợ là Ngô Cẩm-Thi đã ngăn cấm không cho chém giết lương dân, cướp bóc. Nhưng thù hận giữa Vĩnh-bình, Môn-châu sau biết bao lần binh cách chồng chất quá cao; nên Hoàng Kim-Mãn cho quân tàn sát dân Vĩnh-bình, cướp hết của mang về. Nhà thì đốt sạch”. Ở đây tôi viết theo bộ Triệu-thị chinh tiễu Giao-chỉ ký. Bởi trong hai cuộc bình Chiêm, ba cuộc đánh sang Tống, cánh quân của Tôn Đản, Cẩm-Thi nổi tiếng là kỷ luật, nhân đạo thì không lẽ trong cuộc hành binh này, bà lại ra lệnh trái với chủ trương thông thường?[Chương 34. Châu chấu đá xe] (…) Quách-thị Nam chinh, Triệu-thị chinh tiễu Giao-chỉ ký.Tại thư viện bộ Tư-lệnh hai Quân-khu tiếp giáp với Việt-Nam, cũng như tại bộ chỉ huy quân sự tỉnh Quảng-Tây, Quảng-Đông, tôi đã tìm ra được bộ nhật ký hành quân của Quách Qùy mang tên Quách-thị Nam chinh và của Triệu Tiết mang tên Triệu-thị chinh tiễu Giao-chỉ ký (…) Khi dẫn chứng, tôi viết tắt là QTNC và TTCTGCK.Tống-triều công thần bi ký.Bộ này do hai đại thần là Trần Hy-Cương, Tống Đạm soạn vào thời năm Mậu-Tuất (1718) Thanh Khang-Hy thứ 57. Nội dung sao chép tất cả văn bia, mộ chí các công thần nhà Tống. Thư viện Quảng-châu, Liễu-châu đều có bộ này[Dẫn nhập] (…) Năm 1985, nhờ làm đẹp cho mấy phu nhân của những sĩ quan cao cấp của Bộ Tư-lệnh hai Quân-khu tiếp giáp với Việt-Nam và của Bộ Chỉ-huy Quân-sự hai tỉnh Quảng-Tây, Quảng-Đông tôi đã được vào thư viện của bộ Tư-lệnh hai quân khu có chung biên giới vơí Việt-Nam(…) Họ cho tôi đọc thả dàn, đọc sướng con mắt; đọc đến phải mang bánh bao, vịt quay vào thư viện vừa ăn, vừa đọc! Nhưng họ không cho tôi mang máy vào, sợ tôi scaner(…) Trong thư viện ấy, tôi tìm được hai bộ sách chưa xuất bản, in bản thạch, rồi photocopie. Đó là hai bộ nhật ký hành quân của Quách Quỳ tên Quách-thị Nam chinh (QTNC) của Triệu Tiết mang tên Triệu-thị chinh tiễu Giao-chỉ ký (TTCTGCK); là hai tướng tổng chỉ huy cuộc đánh Đại-Việt thời Lý (1076-1077)(…) Hai bộ sách do chính Quách Quỳ, Triệu Tiết chép, sau này con cháu họ có tu bổ. Vào niên hiệu Thiệu-Hưng thứ tư (1134); cháu bốn đời Quách Quỳ là Quách Gia; cháu năm đời Triệu Tiết là Triệu Dụng có dâng lên vua Tống Cao-Tông để xin minh oan, cùng phục hồi danh dự cho tổ tiên mình. Bấy giờ Lý Hồi mới được giữ chức Đoan-minh điện đại-học sĩ, quyền tri tam tỉnh, Khu-mật viện-sự tức Tể-tướng toàn quyền. Ông này sợ Quách Gia, Triệu Dụng được trọng dụng; nên bài bác các đoạn nói về sức mạnh, về tổ chức quân đội, cùng tiểu chuyện các tướng Đại-Việt thời Thái-Ninh, Anh-vũ chiêu-thắng (1072-1084), và cho rằng đó là những điều bịa đặt. Tuy vậy trong hai tập sách trên có ghi chép đầy đủ hình thể núi sông, phong tục, tiểu-sử công thần, tổ chức hành chánh, quân sự Đại-Việt, nên nhà vua vẫn sai trao chu Khu-mật viện cất để làm tài liệu[Tựa]”.

* Trong sách của Giáo sư Hoàng Xuân Hãn có dẫn sách Tục tư trị thông giámtrường biên chép:

“Chúa trại Hoành-Sơn là Lâm Mậu-Thăng, viên quản-hạt Vĩnh-Bình là Tô Tá, viên quản hạt Thái-Bình là Ngũ Cử và viên giám-áp trại Thái-Bình là Quách Vĩnh-Nguyên đều tử trận”.

Nếu như sách Tống triều công thần bi ký chép đúng với mộ chí của Tô Tá thì đây là thông tin rất quan trọng. Tô Tá chết năm 1075 trong lần quân Lý tấn công vào trại Vĩnh Bình.Có 2 khả năng, khả năng cao là người viết mộ chí là người được chứng kiến cuộc chiến tranh Tống Việt, như vậy thìđây là thông tin rất chính xác, chỉ lạ 1 điều, người chứng kiến cuộc chiến Tống Việt không riêng gì người viết mộ chí của Tô Tá, ngược lại còn có rất nhiều người, nhưng sao không ai nhắc gì đến Tông Đản vậy ? Nếu người viết mộ chí của Tô Tá biết đến Tông Đản và còn biết cả vợ của ngài là Ngô Cẩm Thi, thì không có lý gì người khác không biết. Nhưng như Giáo sư Hoàng Xuân Hãn viết không thấy sách nào chép đến, vì sao vậy ?

Điều khiến tôi lo lắng nhất, là câu chuyện xảy ra tương tự như trường hợp của thủ lĩnh Phùng Hưng mà tôi có bàn đến trong bài Vài ghi chú về lịch sử Việt Nam thời thuộc Đường. Trong bài viết ấy tôi cố gắng đưa ra những bằng chứng cho thấy người thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa xảy ra năm 791 là Đỗ Anh Hàn chứ không phải Phùng Hưng, Phùng Hưng có lẽ chỉ là 1 thủ lĩnh theo về với Đỗ Anh Hàn, ngài hi sinh trong cuộc tấn công phủ đô hộ năm 791, nhân dân thương tiếc nên lập đền thờ, rồi theo thời gian những chiến công của ngài luôn được gia thêm, cho đến khi ngài thay thế vị trí của Đỗ Anh Hàn.

Trong trường hợp này có thể Tông Đản là 1 thủ lĩnh dưới quyền Lưu Kỷ, trong cuộc chiến tranh Tống Việt, sau đó lưu truyền những câu chuyện về Tông Đản, theo thời gian những chiến công được gia tăng thêm, cho đến khi ngài giữ vai trò của Lưu Kỷ, vì lý do nàođó mà khi dựng mộ chí cho Tô Tá, những truyện kể về Tông Đản được chép lại và các sử gia phương nam có được những truyện kểấy vàđưa vào sử.

Những truyện kể này nếu có chắc chỉ lưu hành trong văn hoá của các tộc người vùng biên giới Việt Trung. Phải thành thật rằng tôi không thể khảo tiếp được theo hướng này. Tuy nhiên tạiđây tôi lại có 1 suy nghĩ ngược, mà trướcđây tác giả Minh Xuân [Nguyễn Đức Tố Lưu] có trao đổi với tôi: Đỗ Anh Hàn chính là Phùng Hưng! Nếu Tông Đản là Lưu Kỷ thì Phùng Hưng có thể là Đỗ Anh Hàn không ? Chúng ta sẽ bàn trong 1 bài khác.

Có lẽ đến đây chúng ta phải đặt lại câu hỏi quan trọng nhất: Tông Đản là ai ? Và theo tôi câu hỏi nên như kiểu: Lưu Kỷ là ai ? Người dẫn cánh quân đường bộ tấn công thành Ung Châu là ai ? Có khi nào Lưu Kỷ bị chép nhầm thành Tông Đản không ?

* Nhân vật Lưu Kỷ là ai ?

Giáo sư Hoàng Xuân Hãn dẫn Quách Quì truyện trong Tống Sử cho biết thêm về 1 cái tên khác là Lưu Ứng Kỷ. Như vậy là ngay trong sử phương bắc, tên của Lưu Kỷđã bị chép sai khác. Lưu Kỷ được nhắc đến với vai trò thủ lĩnh châu Quảng Nguyên và Quan sát sứ của nhà Lý. Vậy thì Lưu Kỷ có thể là thuộc hạ của vua Lý hay không ? Lưu Kỷ xuất hiện sau khi Nùng Trí Cao bịđánh dẹp, các thuộc hạ của Trí Cao theo về với Kỷ, do vậy Lưu Kỷ được xem là ngườitiếp nối Trí Cao quản châu Quảng Nguyên. Sau khi quản Quảng Nguyên Châu, Lưu Kỷ và vua Lý có mối hiềm khích với thủ lĩnh động Lôi Hoả là Nùng Tông Đán. Chính sử hiềm kích nàyđã buộc Tông Đán theo về với Tống. Khi Nùng Trí Cao làm phản, Quách Thịnh Dật dẫnđại quân tấn công Quảng Nguyên Châu. Trong bài Bàn về gốc tích của Lý Thường Kiệt tôi có đặt giả thuyết rằng Quách Thịnh Dật mất trong lầnđem binh đánh dẹp Nùng Trí Cao, nếu vậy thì Lưu Kỷ có phải là 1 tướng lĩnh thay quyền Quách Thịnh Dật nắm giữ binh quyền nơi biên cảnh đóng ở châu Quảng Nguyên sau khi Dật chết không ?

Sách Toàn thư chép:

“Tân Mùi[năm 971] Lấy Nguyễn Bặc làm Định quốc công, Lưu Cơ làmĐô hộ phủ sĩ sư, Lê Hoàn làm Thậpđạo tướng quân (…) Giáp Tuất[năm 1034] Tháng 6 châu Hoan dâng con thú 1 sừng, sai Viên ngoại lang là TrầnỨng Cơ, Vương Văn Khánhđem sang biếu nhà Tống (…) Đinh Mùi[năm 1127] Vua không khoẻ, gọi Thái uý Lưu KhánhĐàm vào nhận di chiếu”.

* Nhân vật Trần Ứng Cơ thì chỉ trùng tên đệm là Ứng với Lưu Kỷ, có 2 nhân vật Lưu Cơ và Lưu Khánh Đàm thì sống cách Lưu Kỷ cả 50 năm. Vậy có mối quan hệ thân tộc không ? Tôi cho rằng không phải! Tôi cho rằng Lưu Kỷ là người vùng biên viễn. Bởi những chứng cớ sau:

Thứ nhất là dân vùng biên giới thuộc tộc người khác Hán và khác Việt, Tống triều và Lý triều có thể đem quân đánh dẹp được các thủ lĩnh vùng biên giới, song lại không thể thiết lập được cơ sở hành chính ở vùng biên giới, vì dân ởđó sẽ luôn chống đối người khác tộc với họ tới cai trị, họ thường tuân lệnh người trong tộc, do đó cả Tống triều và Lý triều chỉ cố gắng lôi kéo những người đứng đầu vùng biên giới ngả theo phe mình, đó là lý do mà Tống triều và Lý triều đều xử khá nhẹ tội đối với các thủ lĩnh vùng biên giới mỗi khi họ làm phản, bởi vì giết họ chẳng khác gì cắtđi cánh tay mình, nên Lưu Kỷ phải là người vùng biên giới mới có thể thống lĩnh được dân ở đó.

Thứ hai là sau khi quân Tống do Yên Đạt tấn công châu Quảng Nguyên, không lợi, Đạt liền tung tin đồn Lưu Kỷ sẽ hàng quân Tống, làm cho các bộ tướng của Kỷ cũng ra hàng, kết cục khi Kỷ bị suy giản về quân số, Kỷ đã đầu hàng, nếu Lưu Kỷ là người triều Lý cử lên coi Quảng Nguyên châu, thì sau khi các bộ tướng dưới quyền ra hàng thì chí ít Lưu Kỷ vẫn có thể rút về Thăng Long để hội quân với Lý Thường Kiệt.

Thứ ba là khi Vương An Thạch có nói rằng nếu Lưu Kỷ mà thắng Nùng Trí Hội sẽ đem quân đánh lấy Thăng Long khi ấy thì rất nguy cho phương bắc nên An Thạch đã chủ trương giúp đỡ Trí Hội.

* Theo như sách Toàn thư chép thì năm 1036 vào mùa đông tháng 10 đạo Lâm Tây và các châu Đô Kim, Thường Tân, Bình Nguyên làm phản, xâm lấn các châu Tư Lăng của nước Tống, cướp châu ngựa, đốt nhà cửa rồi về. Đây rõ ràng là 1 cuộc tấn công quy mô và chắc chắn đã có sự hiệp đồng từ trước. Có lẽ vua đã nhận thấy những tín hiệu của sự hình thành lớn mạnh của thế lực phía bắc nên đầu năm 1037 vua Lý Thái Tông đã thân chinh đi đánh dẹp, sử sách chép rằng vua dẹp yên được.

Nhưng đến tháng 12 năm 1038 Nùng Tồn Phúc ở châu Quảng Nguyên làm phản, tiếm xưng là Chiêu Thánh hoàng đế, đổi châu thành nước Trường Sinh, phong con là Trí Thông làm Nam Nha vương. E rằng vua Lý năm 1037 cũng chỉ dẫn quân lê thị uy thôi, chứ không có xung đột quân sự. Xung đột thực sự sau khi Tồn Phúc làm phản. Vua bắt được Tồn Phúc và Trí Thông, tất cả 5 người.

Tôi cho rằng việc xuất hiện nước Trường Sinh là hiện hình của thế lực vùng biên viễn. Con của Tồn Phúc là Trí Cao và vợ là A Nùng chạy về động Lôi Hoả nương nhờ Nùng Tông Đán. Sau nhiều năm thế lực Trí Cao mạnh lên nên trở về Thảng Do tiếp tục sự nghiệp của cha anh, thành lập nước Đại Lịch. Việc lập quốc này khiến cả Tống triều và Lý triều khó chịu, nhưng do đất Đại Lịch thuộcĐại Việt nên vua Lý lại thân chinh đi đánh dẹp. Bắt được Trí Cao nhưng mà không giám giết. Vì nếu giết đi người họ Nùng và các dòng họ khác sẽ theo về Tống, thêm nữa nếu giết thủ lĩnh vùng biên viễn, khi đó đấtấy không có thủ lĩnh, các tướng lĩnh dưới quyền sẽ tranh chấp, đánh giết lẫn nhau, triều đình rất khó quản lý, miền biên viễn luôn luôn bấtổn. Nên vua Lý thả cho về, phong chức tước cho Trí Cao, lại cho quản các châu động khác, mụcđích của triều Lý là tạo dựng 1 thủ lĩnh có thể lực đứng đầu vùng biên viễn, trung thành với Thăng Long và giúp Thăng Long quản lý vùng biên viễn.

Lý triều đã phong tước và ban thưởng cho Trí Cao với mục đích làm khoả lập khoảng trống giữ vua nước Đại Lịch với vương hầu của Đại Việt. Chúng ta không rõ mâu thuẫn giữa Lý triều và Trí Cao đến đâu trong lần Trí Cao về Thăng Long vào tháng 12 năm 1044 nhưng theo sách sử phương bắc năm 1044 Trí Cao đánh úp chiếm lấy châu An Đức, tiếm xưng nước Nam Thiên, đổi niên hiệu là Cảnh Thuỵ. Cái chí của họ Nùng đúng là cao.

Câu chuyện bây giờ đã vượt ra ngoài tầm tay của vua Lý, chính sách mền mỏng của Thái Tông không có hiệu nghiệm, nên buộc lòng phải cử Võ Oai hầu và Quách Thịnh Dật cầm binh đi đánh dẹp Trí Cao vào năm 1048, trước khi người Tống tham dự vào chuyện nội bộ của nhà Lý. Trí Cao tuy nắm giữ đất nằm trong địa hạt quản lý của Thăng Long nhưng họ Nùng và những họ vùng biên giới lại không chỉ nằm trong địa hạt của nhà Lý mà nằm sang cả phần lãnh thổ của nhà Tống. Trục nam bắc thì Thăng Long quản lý, trụcđông tây thì Quảng Châu quản lý. Trí Cao giữ nơi 2 trục ấy gặp nhau.

Trí Cao tấn công lãnh thổ nhà Tống, sau đó bị Địch Thanh đánh bại phải chạy vào Đại Lý. Thất bại của Trí Cao đã để lại di sản rất lớn, đó là vùng biên giới chi năm sẻ bảy, nổi lên rất nhiều các thế lực tranh giành, đối kháng, lúc ngả theo Tống lúc thuận theo Lý. Sự kiện Trí Cao và di sản của sự kiện này buộc Tống triều phải quan tâm nhiều tới biên giới phía nam, mà cụ thể là các hoạt động quân sự, những hoạt động này gây ra những căng thẳng với các khu vực tiếp giáp biên giới và kết thúc bằng cuộc chiến Tống Việt. Tuy sự kiện Nùng Trí Cao gây nỗi bận tâm cho vua Lý, song mặt khác cũng cho phương nam thấy được sức mạnh thực sự của phương bắc đến đâu.

* Sử phương bắc không chép nhiều về Lưu Kỷ, trong khi Lưu Kỷ là người giữ vai trò quan trọng trong cuộc chiến Tống Việt và như sách sử chép khi quân Tống áp sát, bất đắc dĩ Lưu Kỷ mới phải hàng Yên Đạt thì phải đưa về kinh đô. Và như lời của Triệu Tiết, trước Giao Chỉ lấy tụi Lưu Kỷ làm chủ mưu, nay ta đã bổ làm công chức. Vậy thì chưa hẳn Lưu Kỷ đã bị giết. Lưu Kỷ là người giữ vai trò quan trọng trong cuộc chiến Tống Việt, bị đưa về kinh đô và chưa hẳn đã bị giết thì hẳn là các sử gia phương bắc sẽ khai thác được rất nhiều thông tin về cuộc chiến Tống Việt. Sử phước bắc chép ngoà iđưa Lưu Kỷ về kinh đô thì còn đưa cả gia quyền của Kỷ về kinh đô, vậy thì rõ Kỷ là người vùng biên giới. Sau khi Trí Cao bại, Lưu Kỷ nổi lên, các tướng cũ của Trí Cao theo Kỷ, vậy Kỷ có phải là 1 tướng thân tín giữ vị trí cao trong nước Đại Lịch không ? Có lẽ không phải vì không thấy sử nhắc đến Lưu Kỷ trong những sự kiện liên quan tới Trí Cao.

Vậy thì khả năng Lưu Kỷ giữ vùng đất nàođó thuộc hoặc gần với đất Quảng Nguyên của Trí Cao, giống như Nùng Tông Đán, người giữ đất Lôi Hoả, bên cạnh đất của cha con Nùng Tồn Phúc. Lưu Kỷ cũng giống Nùng Tông Đán nhưng sao Kỷ thì ngày càng trở nên quan trọng trong khi Nùng Tông Đán ngày càng yếu kém, ấy là vì Kỷ có Lý triều chống lưng. Sau những nỗ lực kiến tạo 1 Nùng Trí Cao trung thành với Thăng Long, giữ vai trò thống nhất vùng biên giới thất bại thì Lý triều không từ bỏ nỗ lựcấy và tất nhiên nỗ lực lần này hướng tới Lưu Kỷ.

Đó cũng là nguyên nhân xảy ra xung đột giữa Nùng Tông Đán với Lưu Kỷ và Lý Thánh Tông. Trong thế yếu Tông Đán phải nương vào Tống triều, cũng giống như trường hợp của Nùng Trí Hội, con của Trí Cao. Trong truyện Quảng Nguyên châu trong Tống sử nhắc đến Nùng Tồn Phúc, Nùng Trí Cao và Nùng Tông Đán, tuy rằng Tông Đán yếu hơn Lưu Kỷ, là vì Tông Đán là người kiệt hiệt nhất của họ Nùng sau Trí Cao, còn Lưu Kỷ thì vì không thuộc họ Nùng nên không được chép chính trong truyện, dẫu rằng sau này Lưu Kỷ chứ không phải Tông Đán là người thủ lĩnh thực sự của châu Quảng Nguyên.

Bài Khảo cứu về Tư Lang châu Sùng Khánh tự chung minh (1113) của 2 tác giả Phạm Huy Lê và Trần Quang Đức viết:

“Bài minh cùng lời tựa trên chuông chùa Sùng Khánh châu Tư Lang. Phủ trung bảo tiết, Tá lý công thần, Thứ sử châu Phú Lương kiêm Tiết độ quan sát sứ các châu Quảng Nguyên, Tư Lang, Kim tử Vinh lộc Đại phu – Kiểm hiệu Thái phó kiêm Ngự sử Đại phu, Đồng Trung thư Môn hạ Bình chương (sự) – […] Hoằng Nông quận Khai quốc công, thực ấp một vạn hộ, thực phong năm nghìn hộ Dương Cảnh Thông đặc biệt bỏ ra đồng tinh hơn bảy ngàn cân, tạo chuông lớn một quả, lưu lại cúng dường (…) Người chủ trương việc đúc chuông là Phò (mã) lang, người sáng lập nước Quắc vậy. Nhà ông thuộc (châu) Thái Bình, vốn dòng quí hiển, tiên tổ có công, rủ lành tích thiện. Hiển (tổ) là Thượng thư Bộ Binh, đạo vượt quần anh, oai kinh tứ chiếng. Cao tổ chức Thái phó, son sắt cẩn mực, tiết tháo sạch trong, sinh ra Định (tổ), húy là Nhật Đăng: thẳng thắn chính trực, mưu tính sâu xa, làm đến Thái bảo. Thái vương phụ húy Khuông, tu tập nhân lành, chức rốt Thái phó. Vương phụ húy Huệ Doanh, văn từ hoa lệ, điển tịch nắm quyền, trước thuật uyên thâm, quét tan a đảng, sinh được ba con. Ông là con út, dáng vẻ kỳ vĩ, dung nghi rạng ngời. Hạnh ngộ tiên vương, tuy có hoàng nữ được yêu chuộng, lễ nên ban gả cho phiên thần, liền triệu ông vào chầu, ngầm hợp lòng trên, gia ơn quyến cố, đáng làm rể quý, chọn lựa ngày lành, làm lễ gả công chúa Thọ Dương, tỏ lòng biệt đãi. (Thế là) xóm làng ca ngợi, họ tộc vẻ vang, lại đội ơn đức kim thượng lễ đãi khác thường, gia phong phẩm trật. Giữ vùng quan ải, mưu lạ chước mầu, muôn việc vẹn toàn, oai rền biên tái. Ngọc quan giữ vững, binh hỏa lặng yên, dân chúng thảnh thơi, công thành trị định, chuộng tu quả phúc, trong thấu lẽ mầu, ngoài tô điện phật, nhớ đền bốn ơn, ngầm phát nguyện lớn (…) Ngày 15 tháng Giêng năm thứ 4 niên hiệu Hội Tường Đại Khánh (1113) chép. Hồng Tán đại sư Thích Diên Thọ chùa Quảng Giáo Viên Minh khắc. Thừa vụ lang hiệu thư sảnh – thần Dương Văn Đĩnh viết. Viên ngoại lang Bộ Hộ sung Học sĩ Viện Tập hiền – Tứ tử Kim Ngư đại – thần Tào Lương Phụ soạn (…)

Vị trí của chùa Sùng Khánh do Dương Cảnh Thông xây dựng vào thời Lý là núi Pò Kiền, phía sau làng Nà Ến, xã Thanh Nhật, huyện Hạ Lang, Cao Bằng ngày nay (…)Theo bài minh, Dương Cảnh Thông xuất thân trong một dòng họ có thế lực. Hiển tổ từng làm đến chức Thượng thư Bộ Binh, cao tổ làm đến chức Thái phó, kị tên húy là Nhật Đăng từng làm đến chức Thái bảo, ông nội (thái vương phụ 太王父) húy là Khuông 匡 làm đến chức Thiếu phó, cha (vương phụ 王父) húy là Huệ Doanh 惠盈 là người có tài văn chương. Dương Cảnh Thông tuy là con út (quí thiếu 季少) trong 3 anh em nhưng có dáng vẻ và phong thái kì vĩ, là người có tài nên được mời về kinh, cưới công chúa Thọ Dương. Thông tin này phù hợp với ghi chép Dương Cảnh Thông làm Phò mã lang của ĐVSKTT”.

Sách của Giáo sư Hoàng Xuân Hãn viết:

“Tháng 8 năm ấy (A. Su 1085) Văn-Thịnh được cất lên chức thái-sư, tức là đứng đầu triều-đình. Trái lại, vua Lý tức Tống đã bất-chấp lời cố nài của mình. Cho nên Lý lại muốn dùng binh lực quấy-nhiễu. Bấy giờ, có Nùng Thuận-Thanh coi động Nhâm, bị cha con Lương Hiền-Trí chiếm đất. Thuận-Thanh đánh lại (TB 402/10b). Viên coi châu Quảng-nguyên, là Dương Cảnh-Thông, nhân đó thông với Thuận-Thanh. Bèn sai bọn Đàm An đem quân vào đánh biên-dân ở Tống. Ngày mồng 2 tháng giêng năm Bính-dần 1086, vua Tống hạ chiếu cho ti kinh-lược Quảng-tây bảo phải xét việc ấy và gửi thư trách vua Lý “hỏi vì cớ gì mà không chịu theo chiếu sắc” (TB 364/1a)”.

Sách Việt sử lược chép:

“Năm Thiên Thành thứ nhất[1028] Dùng Lưu Khánh làm Tả thanh đạo. Vương Hành làm Hữu thanh Đạo (…) Năm Thần Vũ thứ 4 [1072] Quan Lạng Châu mục là Dương Cảnh Thông dâng con hươu trắng (…) Vua phong Dương Cảnh Thông làm Thái Bảo”.

Sách Toàn thư chép:

“Mậu Thìn[năm 1028] Lấy Nguyễn Khánh làm Định thắngđại tướng (…) Đinh Dậu [năm 1117] Phò mã lang là Dương Cảnh Thông dâng hươu trắng (…) Giáp Thìn [năm 1124] Thủ lĩnh châu Quảng Nguyên là Dương Tự Hưng dâng hươu trắng (…)Đinh Mùi [năm 1127] Gả công chúa Diên Bình cho thủ lĩnh phủ Phú Lương là Dương Tự Minh (…) Nhâm Tuất [năm 1142] Mùa đông tháng 10 sai thủ lĩnh phủ Phú Lương là Dương Tự Minh đến châu Quảng Nguyên để chiêu tập người châu ấy (…) Quý Hợi [năm 1143] Mùa thu tháng 8 xuống chiếu cho Dương Tự Minh cai quản việc công các động dọc theo biên giới về đường bộ (…)Ất Sửu [năm 1145] Tháng 8 kẻ có yêu thuật người nước Tống là Đàm Hữu Lượng trốn sang châu Tư Lang, tự xưng là Triệu tiên sinh, nói dối là vâng lệnh đi sứ để dụ nước An Nam. Các khe động dọc biên giới nghe theo. Hữu Lượng liền đem đồng đảng vào cướp châu Quảng Nguyên (…) Vua xuống chiếu cho Phò mã lang Dương Tự Minh và văn thần là Nguyễn Nhữ Mai, Lý Nghĩa Vinh đi đánh”.

Sách Cương mục chép:

“Sông Phú Lương. Sông này trên liền với sông Bạch Hạc tỉnh Sơn Tây, dười thông với sông Đại Hoàng tỉnh Nam Định chảy suốt ra biển. Bây giờ là sông Nhị Hà thuộc Hà Nội (…) Lời chua. Phú Lương, Tuyên Hoá, Cảm Hoá, Vĩnh Thông đều thuộc tỉnh Thái Nguyên. Phú Lương: Nhà Lý gọi là phủ, nhà Trần cũng theo như vậy, nhà Lê đổi thành huyện, tức là huyện Phú Lương bây giờ (…) Quảng Nguyên: Thuộc tỉnh Cao Bằng. Nhà Lý gọi là Quảng Nguyên, khi thuộc Minh gọi là Uyên huyện, nhà Lê gọi là Lộng Nguyên, tức là châu Quảng Uyên bây giờ (…) Động Lôi Hoả: Theo sách Độc sử phương dư kỷ yếu của Cố Tố Vũ, động Lôi Hoảở phía tây bắc phủ Lạng Sơn, khoảng giữa châu Quảng Nguyên và châu Thảng Do”.

* Theo như sách của Giáo sư Hoàng Xuân Hãn sau cuộc chiến Tống Việt các thể lực vùng biên giới suy giảm. Họ Thân cũng rơi vào tình cảnh ấy. Khi Lưu Kỷ bị đưa về kinh đô. Người giữ vai trò của Kỷ là Dương Cảnh Thông. Cảnh Thông là thứ sử châu Phú Lương, kiêm quan sát sứ châu Quảng Nguyên, Tư Lang. Cảnh Thông người họ Dương, rất có thế lực vùng Thái Nguyên.

Sách Việt sử lược chép năm 1072 quan Lạng Châu mục Dương Cảnh Thông dâng hươu trắng. Không rõ có nhầm lẫn gì không ? Nhưng Lạng Châu mục thấy nhiều sách sử chép rằng đó là chức của Phò mã họ Thân. Có khi nào Dương Cảnh Thông nhận chức Lạng Châu mục sau khi Thân Thiệu Thái chết trong cuộc chiến Tống Việt không ? Nhưng không thấy bài văn trên chuông Sùng Khánh.

Ngoài ra sách còn chép đến nhân vật Lưu Khánh được bổ làm Tả thanh đạo vào năm 1028, tuy nhiên sách Toàn thư lại chép đến 1 nhân vật khác là Nguyễn Khánh được bổ làm Định thắng đại tướng. Chúng ta để ý rằng vùng biên giới thứ 3 (vùng biên giới Việt Trung) xuất hiện các thủ lĩnh của các dòng họ rất có thế lực ở đó. Như họ Nùng chẳng hạn, có rất nhiều người thế lực. Và đây là những thủ lĩnh bản địa. Trong khi đó Lưu Kỷ xuất hiện đột ngột và không thấy xuất hiện nhiều người họ Lưu kiệt hiệt, không thấy sách sử nhắc đến anh em và các con của Kỷ, trong khi Lưu Kỷ là người thế lực nhất vùng biên giới sau khi Trí Cao chạy vào Đại Lý, nên tôi ngờ rằng Lưu Kỷ là thủ lĩnh[Thứ sử] vùng đất tiếp giáp phía nam châu Quảng Nguyên, giống như trường hợp của Dương Cảnh Thông sau này. Làm thứ sử 1 châu nào đó, kiêm thêm chức quan sát sứ cho triều đình nhà Lý đất Quảng Nguyên. Vậy rất có thể sau khi Trí Cao thua, vùng biên giới bị phân liệt, người nối chính thống, giữ vai trò của Trí Cao là Nùng Tông Đán, thế nhưng triều đình nhà Lý dùng 1 thế lực gần châu Quảng Nguyên để quản lý vùng biên viễn và tất nhiên xung đột buộc phải diễn ra, giữa người thừa kế chính thống và kẻ mới đến muốn tranh.

Sách Toàn thư chép:

“Ất Hợi[năm 1035] Người châu Ái làm phản. Mùađông tháng 10 vua thân đi đánh, cho Phụng Càn vương lưu thủ Kinh sư (…) Đánh được châu Ái, trị tội châu mục châu Ái, sai sứđi phủ dụ dân chúng trong châu. Kinh sư lưu thủ là Phụng Càn vương Nhật Trung cho chạy trạm báo tin bọn nhà sư họ Hồ, em nuôi củaĐịnh thắng đại tướng Nguyễn Khánh, Đô thống Đàm Toại Trang, Hoàng đệ Thắng Càn, Thái Phúc mưu phản, quả đúng như lời vua nói [trướcđây] Vua xuống chiếu bắt bọn Khánh đóng cũi đem về Kinh sư”.

Văn bia chùa Hương Nghiêm núi Càn Ni dựng năm 1124 viết:

“Chùa Hương Nghiêm núi Can Ni là ngôi chùa do Thiền sư Đạo Dung tu sửa. Tổ tiên của thiền sư là Trấn quốc bộc xạ Lê công thuộc một dòng họ lớn ở quận Cửu Chân, châu Ái, nước Việt. Gia thế giàu thịnh, nhà thường chứa hơn trăm lẫm thóc; môn khách thường có tới ba nghìn. Ông dốc lòng làm việc thiện, tôn sùng tượng giáo, mở mang phong cảnh đẹp đẽ này. [Do đó] tiếng tăm lừng lẫy, ba chùa Hương Nghiêm, Trinh Nghiêm và Minh Nghiêm mỗi nơi đều có khắc bia ghi việc.Lúc bấy giờ trong châu quận bị mất mùa đói kém, ông xuất thóc của nhà cấp phát cho dân. Về sau Đinh Tiên Hoàng biết ông là người có đạo nghĩa bèn phong tước Kim tử quang lộc đại phu, cho làm Đô quốc dịch sử quận Cửu Chân, châu Ái, lại sắc ban cho mở cõi, Đông từ Phân Dịch, Nam từ Vũ Long, Tây từ đỉnh núi Ma La, Bắc từ chân lên Kim Cốc, đời đời con cháu được quyền trông coi.Đến khi vua Lê Đại Hành đi tuần du đến giang Ngũ Huyện, thấy chùa chiền đã đổ nát, liền cho xây đắp tu bổ lại. Rồi tiếp đến vua Thánh Tông nhà Lý đi tuần phương Nam, tới châu Ái, ghé thăm cảnh chùa, thấy cột kèo đã gãy hỏng, cũng bỏ sức trùng tu. Lại phong cho cháu đích của ông là trưởng lão đạo Quang làm Thiền chủ và cho năm tên đại hình để hương khói giữ gìn. Trưởng lão tức là thân phụ của thiền sư vậy. Sau đó vua Thái Tông tuyển chọn người trong quận, anh họ của thiền sư là Thái phó Lưu công [tướng mạo] khôi ngô khác thường nên vua xuống chiếu cho vào nội đình. Khi vua Thánh Tông trị vì, Lưu công hầu trong màn trướng, luôn luôn được vua tin dùng. Đến nay đương Kim Minh hiếu hoàng đế lên ngôi nghĩ ông có công giúp rập ba triều, liền phong cho làm Nhập nội nội thị sảnh đô đô tri kiểm hiệu thái phó kiêm cung dịch sứ đại tướng quân, kim tử quang lộc đại phu, thượng trụ quốc khai quốc công, thực ấp sáu nghìn bảy trăm hộ, thực thực phong ba nghìn hộ; lại sắc phong chức tước rỡ ràng cho tông to. Năm Bính  thìn (1076) sư bỗng nhiên bỏ quê nhà ra đi tìm bạn. Lênh đênh trên bể Nam rồi trụ trì ở kinh thành. Gặp một Phạn tăng hiệu là Cao Thiền sư cảm phục bèn thờ làm thầy và hỏi những điều cốt yếu của tâm pháp (…) Rồi sư lại ngược dòng sông Lô, đến thượng nguồn, trèo lên núi Thứu Đài ngắm xem cảnh đẹp. Dừng chân [trên núi] thấy ý hợp tâm đầu, liền sai thợ xem hướng xếp đá làm nền, dựng một ngôi chùa nguy nga, đặt tên là chùa Khai Giác, được công chúa Thụy Thánh và Thái phó Lưu Công tư cấp mọi vật dụng. Năm Đinh mão (1087) sự ngẫu nhiên trở về ấp cũ thấy chùa Hương Nghiêm đã đổ nát, bèn nói với anh là Lưu Công rằng: Người hiền thì không quên dấu vết của tổ tông, mong ông tu tạo lại ngôi chùa đó.Lưu Công nghe mấy lời khuyên, bất giác lấy làm vui vẻ. Ông liền bảo với Quốc tướng thái úy Lý công rằng: Chùa Hương Nghiêm vốn do tiên tổ tôi sửa sang cho cao rộng. Nay đã đổ nát, xin ông cùng tôi tu bổ lại.Thế là sau đó Thái úy Lý công cho sắm sửa gỗ lạt, khởi công sửa chữa. Năm Tân mùi (1091) có hai chàng Phò ký lang họ Thiều và họ Tô tâu xin lại khoảng ruộng đất của tiên tổ là quan Bộc xạ. Vua xét lời tâu bèn trả lại giáp Bối Lý cho thuộc về họ hàng Lê công. Do đó mùa thu năm ấy, Thái úy Lý công đến tận nơi, cho chuộc ruộng đất, lập bia đá và chia ruộng cho hai giáp. Rồi ông lại tới đầm A Lôi, chia một nửa đầm cho giáp Bối Lý, một nửa đầm cho giáp Viên Đàm.Thái uý còn truyền bảo lần nữa cho hai giáp biết, không được lấy một lá lau, một ngọn cỏ ở hai bên bờ đầm. Ngay lúc đó lại ra lệnh giao về cho dòng dõi nhà họ Lê.Đến năm Kỷ mão (1099) sư phụng chiếu [đến kinh] phụng sự trong đạo tràng. Giữa năm Nhâm dần (1122) sư lại về thăm cảnh cũ. Nhân vật tuy đã đổi dời, nhưng non nước vẫn như xưa, nền đài hãy còn đó. Sư lập tức sai thợ giỏi đo đạc, trùng tu lại chùa”[Dẫn theo Băng Thanh và Huệ Chi]

Sách Thiền uyển tập anh chép:

“Thiền sư Pháp Dung (? – 1174). Chùa Hương nghiêm, núi Ma ni, phủ Thanh hóa. Người Bối lý, họ Lê, là hậu duệ của châu mục Ái châu Lê Lương đời Đường, trải qua 15 đời là một danh tộc của châu đó. cha là Huyền Ngưng, đạo hiệuTăng phán. Sư hình dung tú dị, ăn nói thanh cao. Đối vơi kinh vàng kệ ngọc, không gì là không đọc tụng. Nhỏ theo Tăng thống Nguyễn Khánh Hỷ xuất gia. Hỷ thấy, lấy làm lạ, bèn trao pháp ấn. Từ đó, Sư buông chí núi sông, chẳng ngại chỗ tới. Đến lúc phải đi hóa đạo, Sư bèn trác tích tại chùa Khai giácnúi Thứu Phong, dạy dỗ học trò, người học đầy nhà. Sau Sư trở về núi Ma ni, dựng chùa để dưỡng lão.Ngày mồng 15 tháng 2 năm Giáp ngọ Thiên Cảm Chí Bảo thứ nhất (1174), Sư không bệnh mà hóa. Môn nhơn Đạo Lâm làm lễ hỏa táng ở núi đó và dựng tháp để thờ” [Dẫn theo Lê Mạnh Thát]

Mộ chí Thái phó họ Lưu nước Hoàng Việt chép:

“Thái phó giữ chức Quang lộcđại phu, Suy thành tá Lý công thần, Nhập nội nội thị sảnhđôđô tri, Tiết độ sứ, Đồngtam bi bình cương sự, Thượng trụ quốc, Thựcấp sáu nghìn nhà, Thực phong ba nghìn hộ, được trao cho trấnTrung Giang động Thượng Nguyên. Thái uý quốc công thăng Thái phó, họ Lưu tên huý KhánhĐàm, người thôn An Lãng giang Ngũ huyện quận Cửu Chân. Tổ khảo theo họ mẹ, sinh hạ 5 người con trai, trong đó có Huy Triệt công lập họở quê người, được xóm làng khen ngợi, tiếng đồn đến kinh đô. Đến đời thứ 2 triều nhà Lý được tiến phong Ôn lương chi bộ, sung vào chầu nội thị, mới có tên tự. Trải xuân thu dần trưởng thành, lòng trung tín tăng lên gấp bội, rất may mắn được tắm gộiân vua, mà theo tài năng được tiến lập, trải đến 3 đời. Một tấm lòng trung, hởi lòng hởi dạ. Vì chăm chỉ màđạo bày tôi sáng tỏ, bởi có lòng nhân mà vua tôn sùng. Đổi làm trưởng quan giúp rập trong nội cung. Làm người thừa lệnh, dùngâm luật chính, khi lĩnh quân lữ, mẫn tiệp tuyệt vời. Giúp rập 4 đời triềuđình xương thịnh, thánh đế sủngái ban khen, ân ban trong cảnh huống mới. Chung lòng chung sức, chia buồn chia vui, một lòng một dạ. Giúp đờiđem lại vinh quang, bỏ tuổi thọ về nơi cực lạc. Năm 69 tuổi không may qua đời, giữ chức Tam ti phẩm tước cao quý, không đến được phải vắng buổi chầu”[Dẫn theo Lâm Giang]

Văn bia Đại Tùy Cửu Chân chép:

“Ôi, Lê Hầu [sứ quân ta] [tính bẩm] thiên tư, đạo học dần đủ, trước xưng Thứ sử [sau] gọi Lê Hầu [Người trị lý đất Cửu Chân so với Hoa Hạ rộng lớn] như đấng triết vương ở nước Bội nước Dung [làm phên giậu cho nhà Chu thuở nọ] vì thế mới vâng mệnh [đến đây]. [Trước đây] khi [loạn] đời Vĩnh Gia [tổ tiên ông lánh nạn đến]囗囗囗囗 [Thân phụ]囗囗囗囗囗囗 tổ cao làm [Tổng quản] tướng soái, Thứ sử quận Triều Châu. Khi nhà Lương còn đang cai trị, [ông] làm Đô đốc quân sự năm châu Ái-Đức-Minh-Lị-Hoan [nhiếp] chức Thứ sử Ái [châu]囗囗囗囗囗囗囗囗 tướng quân, [được] phong tước Mục Phong hầu. [Cho nên] mới biết [việc cũ] [nhà ông] tự lập đã ba đời, hưởng năm lâu dài [vậy] Ông ở nhàn tĩnh nơi vùng đất mới yên ổn [tránh được những động loạn các đời Lương, Trần, Tùy] ơn trạch tưới khắp, khiến muôn dân sung túc [Ông vốn là người ham chuộng Phật pháp] khi theo học luôn có đức lại giữ pháp môn, [nên] phẩm hạnh được viên mãn [Ông] thường hay lễ Phật tụng kinh [thấy] linh tượng tỏa sáng; [lại lấy] Thiền tông làm lòng, thường tự thảng thích trong đó”[Dẫn theo Trần Trọng Dương]

* Tôi đặt giả thuyết rằng: Trấn quốc bộc xá Lê công là dòng dõi của Thứ sử Cửu Chân là Lê Hầu. Khi Lý Thái Tổ được ngôi của họ Lê[Phong Châu] vì tình thế vua Lý đã rời đô về thành Thăng Long. Sự thay đổi quyền lực này gây ra sự xáo trộn, các thế lực bất tuân trong đó có họ Lê[Ái Châu] Vua Lý Thái Tổ sử dụng chính sách mền mỏng tuy nhiên vua Lý Thái Tông đã có những hoạt động quân sự. Năm 1035 xảy ra sự kiện rất lớn, Ái Châu làm phản, vua thân đi đánh. Sau khi dẹp vua trị tội quan Ái Châu mục, như vậy đây rõ ràng là 1 cuộc làm phản của triều thần. Tôi ngờ rằng vị châu mục này là người Ái Châu và việc làm phản này đã được lên kế hoạch, những người châu Ái làm phản liên kết với các đại thần trong triều như Định thắng đại tướng. Nhưng kế hoạch lật đổ nhà Lý không thành. Trước sự trấn áp của triều đình, vài người tham gia cuộc lật đổ đã phải rời khởi đất tổ, đổi sang họ khác. Trong đó có thể gồm họ Lưu, họ Thiều và họ Tô.

 

 

Bình luận về bài viết này